Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Trong bối cảnh tình hình quốc tế và ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và phục hồi kinh tế thế giới chậm lại với nhiều bất ổn, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 19 họp trong hai ngày 12 và 13 tháng 11 vừa qua tại Hawaii, Hoa Kỳ, đã tập trung vào chủ đề “Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại.” Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, còn diễn ra Hội nghị liên Bộtrưởng Ngoại giao-Thương mại APEC lần thứ 23, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Có thể nói rằng, kết quả nổi bật của Hội nghị là việc các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố chung Honolulu - Hướng tới một nền kinh tếkhu vực gắn kết” cùng 4 văn kiện, khẳng định quyết tâm chung của APEC trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế khu vực và của từng thành viên. Để ứng phó với những thách thứcđang đặt ra đối với tăng trưởng kinh tế, Hội nghị đã nhất trí đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogo và chiến lược mới của APEC về cải cách cơcấu kinh tế, đồng thời thông qua nhiều biện pháp cụ thể về chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tạo thêm công ăn việc làm, hợp tác tài chính cho cơ sở hạ tầng, cải cách quản lý, đẩy mạnh liên kết, thương mại và chuỗi cung ứng khu vực, nỗ lực sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha và tăng cường phối hợp giữa APEC với các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế, đặc biệt là G20. Kết quả quan trọng thứ hai là hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống được Hội nghị coi trọng, nhất là ứng phó thiên tai, an ninh năng lượng và an ninh lương thực. Trước thực tế châu Á-Thái Bình Dương là khu vực thường phải hứng chịuđến 70% số thiên tai trên thế giới, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin và đẩy mạnh nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cảnh báo sớm, hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp trong các nỗ lực này. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng của khu vực, các nhà lãnh đạo nhất trí cần đẩy mạnh hợp tác trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng, đặc biệt các nguồn năng lượng truyền thống, triển khai các chiến lược ít phát thải... Thứ ba là, để huy động mọi nguồn lực cho phục hồi kinh tế và tạo thêm việc làm, Hội nghị nhấn mạnh nhu cầu tăng cường sự tham gia và đóng góp của khu vực tư nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trong đó chú trọngđẩy mạnh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tác công-tưtrong các chương trình hợp tác của APEC. Đây cũng là những nội dung quan trọng của Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và nhiều cuộc tọa đàm giữa các nhà lãnh đạo cấp cao, các bộ trưởng với đại diện các tập đoàn hàng đầu khu vực. Nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC 19, các nhà lãnhđạo thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tổ chức Cuộc họp cấp cao lần thứ hai, tuyên bố đàm phán đã đạt được Khung tổng thể của Hiệp định và hoan nghênh nguyện vọng tham gia đàm phán của Nhật Bản cùng một số nước khu vực. Những kết quả trên của Hội nghị không chỉ định hướng cho việc gia tăng liên kết kinh tế -thương mại của APEC, mà còn tiếp tục khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện đa tầng nấc đang định hình ở châu Á-Thái Bình Dương. - Xin Bộ trưởng cho biết Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã có những đóng góp, đề xuất cụ thể gì cho thành công của Tuần lễ cấp cao APEC năm nay? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC năm nay với thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao sau 25 năm Đổi mới. Triển khai đường lối của Đại hộiĐảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, chúng ta đã có nhiều đóng góp thiết thực cho việc tăng cường liên kết kinh tế của APEC cũng như trong khuôn khổ đàm phán TPP. Chúng ta đã tích cực tham gia các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC cũng như các cuộc thảo luận, đóng góp xây dựng các văn kiện nhằm thúcđẩy đồng thuận chung về những nội dung hợp tác lớn, nhất là thực hiện các Mục tiêu Bogo, triển khai Chiến lược mới của APEC về tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường liên kết và mở rộng thương mại, ứng phó với thiên tai, an ninh năng lượng... Tại Hội nghị cấp cao và các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp, Chủ tịch nước đã khẳng định “sự phát triển của Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và APEC.” Các thành viên APEC và các doanh nghiệp đều đánh giá cao và ủng hộ quyết tâm của Việt Nam kiên trì đổi mới, cũng như những nỗ lực nhằmổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, chúng ta đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác và liên kết của APEC, trong đó có các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ các chương trình hợp tác tiểu vùng, các dự án hợp tác xóa đói giảm nghèo, Tiểu vùng Mekong; hợp tác phát triển nông thôn bền vững, chuyển giao công nghệ sản xuất sạch, hợp tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên ứng phó với thảm hoạ thiên tai…. Các thành viên đánh giá cao các đề xuất của Việt Nam về việc tăng cường đóng góp của APEC vào các nỗ lực quốc tếvề “Sáng kiến nền kinh tế xanh” của Liên hợp quốc, phối hợp, kết nối với các cơ chế, các chương trình hợp tác hiện đang được triển khai ở khu vực, trong đó có các dự án của ASEAN. Các văn kiện của các hội nghị ghi nhận đề xuất của Việt Nam về việc cần phải quan tâm thỏa đáng đến tínhđa dạng, trình độ phát triển và hệ thống pháp luật khác nhau của các thành viên trong việc triển khai các chương trình hợp tác. Hội nghị hoan nghênh và ủng hộ việc Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng vềphát triển nguồn nhân lực lần thứ 6 dự kiến vào năm 2014. - Trong thời gian tham dự Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các thành viên Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp gỡ với nguyên thủ và lãnh đạo của nhiều thành viên APEC. Xin đề nghị Bộ trưởng cho biết những kết quả chính của các cuộc gặp này? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Chủ tịch nước và các thành viên chính thức của Đoànđã gặp gỡ và tiếp xúc song phương với nhiều nguyên thủ, lãnh đạo thành viên APEC, trong đó có Tổng thống và Ngoại trưởng nước chủ nhà Hoa Kỳ,Chủ tịch Trung Quốc, các tổng thống Nga, Chile và Peru, Thủ tướng Australia... Đặc biệt lần đầu tiên 11 nhà lãnh đạo các quốc đảo Nam Thái Bình Dương đã tiếp kiến Chủ tịch nước. Các đối tác đều bày tỏ ủng hộ đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, khẳng định coi trọng việc tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương, và nhất trí cùng tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực. Qua các cuộc gặp trên, lãnh đạo ta và các nước đã nhất trí về nhiều biện pháp đẩy mạnh hợp tác song phương giữa nước ta với các đối tác chủ chốt trong khu vực, nhất là về kinh tế-thương mại, và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, cũng như trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn đa phương khác. Nhân dịp này, chúng ta đã ký kết với Chile “Hiệp định mậu dịch tự do” đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ hai nước, và ký kết với Peru “Hiệp định hợp tác và hỗ trợ giữa các cơ quan hải quan.” Có thể khẳng định rằng, những kết quả đạt được của Đoàn ta tại Tuần lễ cấp cao APEC năm nay, cả trên bình diện đa phương và song phương, đã đóng góp vào thành công chung của Hội nghị, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước,đưa quan hệ của nước ta với các đối tác khu vực đi vào chiều sâu, ổnđịnh và bền vững, góp phần triển khai chủ trương phát triển kinh tế-xã hội và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI. Đồng thời, đểhội nhập quốc tế hiệu quả hơn và tận dụng được các cơ hội của liên kết kinh tế khu vực, chúng ta cần sớm chủ động triển khai mạnh mẽ và quyết liệt các điều kiện chuẩn bị trong nước về mọi mặt./.
|